Guốc cổ truyền thống của Nhật Bản

895
Guốc cổ truyền thống của Nhật Bản
Rate this post

Bên cạnh những bộ kimono được thiết kế cầu kỳ thì những chiếc guốc mộc là một phần trong bộ trang phục truyền thống của người Nhật. Hãy cũng đại lý Air Asia tìm hiểu về các đôi guốc độc đáo này nhé!

Guốc mộc Nhật Bản được gọi là Geta. Nó là một loại guốc của Nhật được làm bằng gỗ. Nữ giới thường ưa chuộng loại guốc có đế hình ovan dài, còn nam giới chuộng guốc có đế hình chữ nhật. Geta có 2 quai làm bằng vải tong hoặc “hanao” (làm từ vải cotton, nhựa vinyl hoặc da). Có thể thay 2 quai dễ dàng.

Geta

Quai guốc khi mang vào sẽ nằm kẹp giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ. Guốc không mang kèm với vớ. Người Nhật thường mang geta cùng với kimono hoặc có khi là cả Âu phục. Geta còn có một biến thể khác là “okobo” hay “kopori geta”. Guốc được làm từ một khối gỗ liễu. Okobo thường được mang bởi các “maiko” – những geisha tập sự trong thời gian học việc.

Một điều thú vị là guốc geta đã đi vào các câu châm ngôn của Nhật. Chẳng hạn như “Bạn không thể biết được cho đến khi mang geta”. Câu này có nghĩa là “Bạn sẽ không thể nào biết được kết quả trước khi kết thúc trò chơi”. Không chỉ vậy, nhiều người Nhật còn tin rằng nếu chẳng may làm gãy guốc geta thì người đó sẽ gặp xui xẻo.

geta-cedar

Một đặc điểm riêng biệt mà bạn nên chú ý với các đôi guốc cổ là phần phía dưới đế gỗ. Phần phía dưới này có hai miếng gỗ nhỏ chống đỡ gọi là “teeth” hay “ha”. Thông thường sẽ có 2 ha. Bên cạnh đó, cũng có guốc 1 ha và 3 ha. Trong đó, guốc 3 ha là ít phổ biến hơn cả. Các ha được làm bằng cây bào đồng. Đôi khi dưới ha, người ta có dán thêm đế cao su. Khi mang guốc di chuyển sẽ tạo nên tiếng kêu lọc cọc. Người Nhật gọi tiếng kêu này là “karankoron”.

 Xem thêm vé máy bay Air Asia